CA Architecture - Khơi nguồn cảm hứng thiết kế

10 Điều cơ bản trong Thiết kế Kiến trúc

Ngày đăng: 10:49 - 10/03/2017 Lượt xem: 1.890
Cỡ chữ    

1. Innovation – Sáng tạo

Mỗi khi có cơ hội để được thiết kế, phải cố gắng hết mình, không chỉ làm tốt các điều kiện đã đưa, mà phải tìm tòi để những thiết kế được tiến xa hơn, có ích hơn và đẹp hơn. Điều này đòi hỏi có niềm đam mê, sự tìm hiểu, suy nghĩ thận trọng, quan sát và tìm tòi cái mới, tuy nhiên cũng trong sự giới hạn của khả năng để có thể tạo ra những thiết kế mang chất lượng cao.

Tòa tháp mới của Zaha Hadid tại Hồng Kông
 

2. Story Telling / Making – Mỗi công trình là một hoặc nhiều câu chuyện

Công trình kiến trúc thành công là một sản phẩm của nghệ thuật. Và nó là sự kết hợp của tính công năng, thẩm mỹ và những yếu tố kỹ thuật. Nó tạo ra những cảm giác vô hình và những thứ hài hoà với người sử dụng. Công trình kiến trúc thành công là một tinh hoa của nghệ thuật, nó mang những tầng lớp cũng như chiều sâu và đặc sắc cho người cảm nhận. Nó cũng mang lại ký ức trong cuộc sống của người sử dụng. Và nó cũng tạo cảm xúc biểu cảm liên đới tới xã hội và văn hoá.

Đền Taj Mahal
 

3. Place Making – Tạo không gian

Chúng ta làm việc trong một môi trường liên đới và tổng thể. Điều này có nghĩa là khi chúng ta thiết kế công trình thì nó phải điều tiết một cách hài hòa vào trong từng tầng lớp của môi trường đó, và cùng lúc phải tạo ra tính chất đặc thù cho không gian chung và một sự cảm nhận riêng biệt đối với từng người sử dụng công trình. Những công trình của chúng ta luôn mang những thứ được lên kế hoạch trước, tuy nhiên vẫn luôn luôn tồn tại những thứ không được kế hoạch hoặc những yếu tố chưa có thể biết hoặc hiểu được. Khi có thể hòa nhập và tương tác hai vấn đề này, thì chúng ta đã bước được một bước dài trong quá trình thiết kế cho công trình tương lai của mình.

 

4. Context – Những yếu tố tương tác và liên quan từ bên ngoài

Mỗi công trình được tạo ra bản thân nó đã mang những tính chất đặc biệt bởi các yếu tố thời gian, không gian, bối cảnh lịch sử, chủ đầu tư, ngân sách đầu tư, và các tính năng cũng như chức năng của công trình. Quy hoạch và thiết kế công trình nên cố gắng một cách tỉ mỉ trong sự kết nối những sự liên đới này ở mức độ hợp lý và có ý nghĩa. Không nên tạo ra những context mới mà chưa qua bước nghiên cứu cũng như thử nghiệm. Chúng ta nên làm cho công trình và môi trường xung quanh nó được kết hợp theo hướng cải thiện và làm cho môi trường đó tốt hơn.

 

5. Sustainability – Phát triển bền vững

Những công trình nên được thiết kế một cách cẩn thẩn để có thể giảm diện tích xây dựng. Mặt khác chúng ta luôn tiếp tục tham khảo, học tập, nghiên cứu, và tìm kiếm cách phát triển và áp dụng những yếu tố của kỹ thuật phát triển bền vững vào trong những công trình.

Phát triển bền vững trước tiên là phải tôn trọng và hài hòa với thiên nhiên
 

6. Hierarchy and Order – Tính trước sau hay tính tương đối và tính quy luật

Các công trình phải tạo ra sự rõ ràng ở các không gian cũng như các khối của công trình. Hình dáng cũng như tỷ lệ nên đươc tao ra một cách hài hòa và sâu sắc trong sự tương quan và tương phản nhằm tôn trọng tính thiết yếu của từng không gian. Hình thức hài hòa và tinh tế trên tinh thân đơn giản là những điều kiện thành công trong quá trình thiết kế. Trong khi sự phức tạp của mỗi công trình sẽ làm tăng tính phong phú của công trình, thì công trình càng phải được hoàn thành với tầm quan trong của rõ ràng trong hình khối cũng như tổ chức không gian tốt.

Nhà thờ Ronchamp của Le Corbusier
 

7. Function – Tính Công Năng

Mỗi công trình nên là sự phản chiếu của tính công năng của công trình. Một thiết kế mang tính công năng sẽ thể hiện được cái mà người sử dụng muốn và cần, nó cũng chính là cái tối thiểu mà người thiết kế có thể làm được và ít ra nó tạo ra được cảm giác thực sự – nhiều khi từ đó mà có thể xoay chuyển để mang lại những vẻ đẹp thiết thực và gần gũi. Nhưng quan trọng nhất vẫn là, tính công năng luôn có thể đáp ứng cho hiện tại, và hội nhập với những yêu cầu và thay đổi của tương lai.

Một công trình nhất thiết phải có yếu tố công năng
 

8. Circulation – Giao thông hay Sự lưu chuyển giữa các không gian

Circulation sẽ là một công cụ tuyệt vời trong qúa trình sắp xếp hay tổ chức không gian trong khi thiết kế. Sự lưu thông của khu vực tổng thể và công trình là yếu tố được đòi hỏi rất rõ ràng, giúp công năng của công trình được nâng cao. Chúng ta phải nghiên cứu tính chất liên kết của sự di chuyển trong mỗi công trình. Từ đó có thể tạo ra những sự tinh tế sự bất ngờ của không gian đối với người tham quan công trình.

Giao thông giữa các không gian
 

9. Structure – Kết cấu, sự kết nối, hay sự hỗ trợ

Structure là bộ xương của mỗi công trình kiến trúc nó luôn là thứ mà người thiết kế phải kết hợp với ý tưởng của mình. Để cho ý tưởng có thể xuyên suốt cho dù hệ thống nâng đỡ này có thể là được thể hiện ở những mức độ khác nhau như là bao bọc, hay biểu lộ. Hệ thống này phải luôn mang tính chất kết hợp, tổ chức, trật tự rõ ràng khi công trình được tạo ra.

Kết cấu như là bộ xương của công trình
 

10. Materiality and Detailing – Vật liệu và Chi Tiết

Những chất liệu hay bề mặt của vật liệu tạo ra mà khi chúng ta chạm vào, rất nhiều lần chúng trở thành điểm đặc biệt riêng không thể quên được của công trình. Cho nên chúng luôn phải được coi trọng, trong qúa trình thiết kế, phải biết mỗi vật liệu khi áp dụng vào công trình đều phải mang tính hợp lý và ý nghĩa. Ngoài ra những kết cấu chi tiết để có thể lắp ráp những vật liệu vào công trình, sẽ luôn đóng góp vào toàn thể vẻ đẹp của công trình. Điều này càng khẳng định rằng, người thiết kế luôn phải quan sát tỉ mỉ từ mọi chi tiết mà mình tạo ra cho công trình. Đặc biệt hơn nữa là sự phối hợp giữa các vật liệu vào với nhau để đem lại hiệu quả về vẻ đẹp cũng như sự bền vững cho công trình.

Những vật liệu cũng làm lên nét riêng cho công trình

Nguồn: kienviet.net